Vì môi trường Sáng – Xanh – Sạch – Đẹp

    20510

    Thành phố Thanh Hoá đang trên đà phát triển mạnh về mọi mặt, đặc biệt tốc độ đô thị hoá đang diễn ra ngày càng nhanh. Các khu đô thị, khu dân cư mới đang được xây dựng và hình thành, nhiều tuyến đường đang đợc cải tạo mở rộng hoặc làm mới. Các cơ quan công sở, trường học, bệnh viện cũng được đầu tư xây dựng mới. Tất cả các hoạt động này đều tác động và ảnh hưởng lớn đến sự tồn tại và phát triển cây xanh đô thị.

    Cùng với các hoạt động giao thông, hoạt động sản xuất – kinh doanh cũng đã có những tác động xấu đến môi trường sống. Trong quá trình phát triển đô thị, việc xây dựng môi trường sống bền vững là yêu cầu cấp thiết cho môi trường sinh thái, cảnh quan, văn minh đô thị và cuộc sống của con người. Nhận thức được vấn đề này, ý thức của người dân trong việc bảo vệ môi trường đô thị ngày càng tốt hơn, cải thiện đáng kể môi trường sống.

    Ðiều đó cũng đợc thể hiện qua việc đầu tư kinh phí cho việc mở rộng diện tích quét thu gom, bốc xúc, vận chuyển rác; đầu tư mua sắm, đổi mới phương tiện vận chuyển, nâng cấp kết cấu hạ tầng đô thị, xây dựng bãi chứa rác, xây dựng nghĩa trang nhân dân, v.v..

    Trong những năm qua, cán bộ công nhân viên Công ty Môi trường và Công trình đô thị Thanh Hoá luôn cố gắng phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, đáp ứng yêu cầu phát triển và mở rộng của thành phố, nhất là qua việc nâng cao chất lượng phục vụ vệ sinh môi trường, cải tiến, đổi mới công cụ sản xuất, nâng cao năng suất lao động, cải thiện điều kiện việc làm cho người công nhân.

    Nếu như năm 1997, diện tích quét thu gom rác là 45,2 ha, thì đến năm 2008 đã tăng lên 54 ha tăng 19,5%. Công tác bốc xúc, vận chuyển rác năm 2008 đạt 40.150 tấn/năm tăng 75% so với năm 1997. Công tác nạo vét mương, thông thoát nước mương, cống, rãnh cũng tăng đều qua các năm. Nếu như năm 1997 Công ty đã thực hiện nạo vét 45 km mương, cống các loại, thì đến năm 2008 là 125,7 km, tăng 279%.

    Ngoài ra, Công ty còn chú trọng đầu tư hệ thống điện chiếu sáng công cộng số bóng chiếu sáng hiện tại là: 3.284 bóng. Ðồng thời, Công ty còn thiết kế và lắp đặt thiết bị đóng ngắt điện chiếu sáng công cộng, qua đó đã chủ động và tiết kiệm được hàng trăm triệu đồng mỗi năm. Công viên cây xanh, nghĩa trang liệt sỹ đã được đầu tư quy hoạch và đi vào quản lý có nề nếp.

    Có được kết quả đáng tự hào trong suốt thời gian qua là nhờ sự chỉ đạo, lãnh đạo và đầu tư của Tỉnh uỷ, UBND Tỉnh, Thành uỷ, Uỷ ban nhân dân thành phố và các cấp, các ngành, các cơ quan đoàn thể cùng sự nỗ lực phấn đấu vươn lên không mệt mỏi của tập thể lãnh đạo, công nhân viên trong Công ty và sự hưởng ứng đóng góp của nhân dân trên địa bàn. Những cố gắng đó đã tạo nên diện mạo mới cho bộ mặt cảnh quan môi trường sáng – xanh – sạch – đẹp của thành phố. Ðây cũng là tiền đề để thành phố Thanh Hoá tiến kịp cùng các đô thị trong cả nước, hội nhập với các đô thị văn minh trong khu vực.

    Hướng tới một môi trường bền vững

    Bước vào năm 2010 và các năm tiếp theo, trước tốc độ đô thị hoá của thành phố Thanh Hoá, đời sống vật chất ở các khu đô thị tăng lên, người dân xứ Thanh cũng cần có một môi trường trong sạch. Tuy nhiên, trước nhu cầu gia tăng hữu cơ thì các chất phế thải được thải ra ngày càng nhiều. Trước tình hình đó, Công ty Môi trường và Công trình đô thị đã đưa ra các khuyến cáo nhằm tuyên truyền sâu rộng, ý thức trách nhiệm của người dân trong toàn thành phố.

    Bên cạnh đó, Công ty cũng đề ra các mục tiêu nhằm từng bước thực hiện xã hội hoá công tác vệ sinh môi trường, giảm chi ngân sách nhà nước bằng cách: các cơ quan và nhân dân đóng góp kinh phí. Ðồng thời, điều chỉnh dần mức thu phí theo mức tăng thu nhập; tích cực vận động nhân dân xây dựng nâng cấp kết cấu hạ tầng bằng hình thức nhà nước và nhân dân cùng làm, các cuộc vận động có thời gian, thời điểm cụ thể,…

    Trong những năm tới, từng bước hiện đại hoá công tác vệ sinh môi trường bằng cách đầu tư công nghệ, dây chuyền trang thiết bị nhằm từng bước xử lý dứt điểm các chất thải rắn, thải lỏng, thải khí,… thông qua việc xây dựng lò xử lý rác tại các bệnh viện, lắp đặt dây chuyền phân loại, xử lý rác thải, bãi chôn lấp rác trơ. Tiếp tục đầu tư nâng cấp hệ thống hạ tầng đô thị như: đường, vỉa hè, mương, cống; đầu tư các phương tiện, trang thiết bị phục vụ công tác vệ sinh môi trường như: xe hút bùn mương, cống, xe phun nớc, v.v.. Ngoài ra, các đơn vị trên địa bàn phải áp dụng triệt để hệ thống tiêu chuẩn chất lợng vệ sinh môi trường ISO 14.000.

    Ðể thực hiện tốt những vấn đề trên, ông Vũ Đức Kính – Giám đốc Công ty Môi trường và Công trình đô thị Thanh Hoá cho biết: “Chúng tôi rất mong nhận được sự quan tâm đầu tư, chỉ đạo sát sao hơn nữa của các cấp Lãnh đạo Đảng, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân và sự phối kết hợp của các cấp, các ngành, các tổ chức đoàn thể và sự tham gia đóng góp của các tầng lớp nhân dân trên địa bàn, kết hợp với cán bộ, công nhân viên trong Công ty hướng tới một môi trường phát triển bền vững”.

    CHIA SẺ